Cây sưa hay còn được gọi là cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê, là loại cây thân gỗ thuộc họ Fabaceae và có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis. Cây sưa đỏ thuộc cây gỗ nhóm IA – nhóm gỗ cực kỳ hiếm.
Thân cây sưa đỏ chắc, có tuổi thọ cao, vỏ cây có màu nâu, cao từ 6 – 12m, có khả năng sinh trưởng bình thường. Cây sưa đỏ có tán lá rộng, lá có dạng kép hình lông chim lẻ, và thường mọc đan xen nhau. Mỗi lá kép có từ 9 – 15 lá chét mọc so le trên cuống chính, mặt dưới của phiến lá có màu tái trắng.
Hoa cây sưa đỏ có màu vàng nhạt, thường mọc theo chùm, mọc từ nách lá, cây sẽ ra hoa khi lá đã mọc đầy đủ. Hoa có kích thước từ 6 – 10mm, có mùi thơm nhẹ, thường nở vào khoảng tháng 2 – tháng 3. Quả có dạng hình thuôn dài, mọc theo chùm, dài khoảng 5 – 8cm. Rễ cây thường ăn sâu xuống lòng đất nên còn được sử dụng như một loại cây giống bảo vệ môi trường khỏi lũ lụt, thiên nhiên,…
Gỗ cây sưa đỏ có màu bã trầu, vân gỗ nổi lên từng lớp, có thớ gỗ mịn nên có giá trị kinh tế cao khi sử dụng làm đồ nội thất trong nhà. Ngoài ra, thớ gỗ sưa đỏ sẽ có mùi hương trầm khi bạn ngửi gần hoặc đốt nó lên. Chính vì thế, cây gỗ sưa đỏ được xếp vào hàng gỗ quý cần được bảo tồn.
Giá trị phong thủy
Từ xưa, cây gỗ sưa đỏ trong phong thủy đã được xem là biểu tượng của Phật giáo, biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn giúp cân bằng linh khí đất trời. Chính vì thế mà cây sưa đỏ còn được sử dụng để làm tượng Phật Di Lặc, ông thần tài hay quả cầu phong thủy đem đến những may mắn cho gia chủ hay người sử dụng.
Giá trị kinh tế
Cây sưa đỏ được xếp vào hàng gỗ hiếm hiện nay nhờ vào khả năng thanh lọc không khí, đem đến không gian mát lành để bạn có thể thư giãn và được sử dụng làm đồ nội thất với giá trị kinh tế cao. Hiện nay, giá cây sưa đỏ 10 tuổi có giá từ 10 triệu đồng/kg với đường kính từ 20 – 40cm. Như vậy, cây sưa đỏ đem lại giá trị kinh tế cao cho những người nông dân.
Giá trị thẩm mỹ
Với những chiếc tủ, chiếc giường hay tượng phật được làm từ gỗ sưa đỏ có màu đỏ nổi bật đặc trưng giúp tô điểm thêm cho không gian nhà bạn. Giúp tạo nên sự sang trọng, nổi bật của ngôi nhà. Và trong cây gỗ sưa đỏ có một mùi hương tràm thơm ngát, dễ chịu giúp xua đuổi đi các loại côn trùng trong nhà.
Ngoài ra, cây sưa đỏ còn được trồng làm cây cảnh đem đến không gian xanh thoáng mát, thoải mái và thư giãn cho ngôi nhà của bạn.
Cách trồng cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ đem lại những giá trị kinh tế cao và được xếp vào giống cây không nên khai thác bừa bãi. Vì thế, bạn có thể trồng cây sưa đỏ giống tại nhà.
Cây sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch? Cây sưa đỏ là loại cây lâu năm, có khả năng phát triển trung bình nên sẽ mất khoảng từ 8 – 15 năm. Và cây sưa đỏ là loại cây rất dễ trồng nên nếu bạn nào chưa biết kỹ thuật trồng cây sưa đỏ thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Lựa chọn cây giống
Các tiêu chuẩn để chọn cây giống sưa đỏ mà các bạn nên biết:
- Chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay nấm tấn công.
- Lựa chọn cây giống có chiều cao từ 30 – 100cm, thời gian ươm từ 6 – 12 tháng.
- Kích thước bầu ươm: 8.5 x 13.5cm.
Chuẩn bị đất trồng
Cây sưa đỏ là loại cây ưa ẩm, ưa đất sâu. Vì thế, bạn nên đào hố để trồng cây với kích thước khoảng 45 x 45 x 45cm, lưu ý nên đào hố trước khoảng 10 – 15 ngày để cho đất được nghỉ và giảm độ pH trong đất.
Sử dụng phân lót hoặc phân vi sinh, phân chuồng khoai mục để kết hợp trộn với đất trước khi trồng cây để cây có thêm chất dinh dưỡng và phát triển.
Thời vụ gieo trồng
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng khác nhau mà các bạn nên gieo trồng thời vụ khác nhau, để đảm bảo cây có thể phát triển tốt và không bị ảnh hưởng bởi môi trường quá nhiều. Dưới đây là thời vụ gieo trồng cây sưa đỏ tại các vùng canh tác khác nhau mà bạn có thể tham khảo:
- Bắc Bộ: tháng 2 – tháng 4
- Bắc Trung Bộ: tháng 8 – tháng 11
- Nam Trung Bộ: tháng 10 – tháng 1
- Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: tháng 6 – tháng 9
Kỹ thuật gieo trồng cây sưa đỏ
Cây giống sau khi được mua về thì tiến hành loại bỏ lớp bầu ni lông bao phía ngoài của cây giống và cho vào hố đã đào sẵn. Lưu ý khi trồng không cần bỏ lớp đất bám ở rễ cây vì như thế sẽ khiến cho rễ cây bị ảnh hưởng, làm giảm quá trình phát triển của cây.
Cây sau khi được đặt vào hố thì vun đất và cố định xung quanh cây để cây có thể đứng vững, không bị đổ nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Laurene –
hello there and thank you for your information – I’ve definitely picked
up anything new from right here. I did however expertise some technical points using this
site, since I experienced to reload the web site many times previous to I could
get it to load properly. I had been wondering if
your hosting is OK? Not that I am complaining, but slow loading instances times
will often affect your placement in google and could damage your quality
score if advertising and marketing with Adwords.
Well I’m adding this RSS to my e-mail and could look out for a lot more of
your respective intriguing content. Ensure that you update this again very soon..
Escape rooms hub